Những vật dụng này có mặt hầu hết trong mọi gia đình. Tưởng chừng như không gây hại gì, nhưng nếu không biết cách sử dụng, những đồ vật này lại có thể là nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy đọc qua bài viết này để bảo vệ bạn và gia đình.
Xem thêm: Cách chọn sản phẩm inox chính hãng.
Đồ sắt.
Phải kể đến đầu tiên đó là những dụng cụ làm bằng sắt. Phổ biến, thông dụng, dễ vệ sinh nhưng sắt lại là một kim loại cực kỳ dễ bị oxy hóa. Nếu ở trong môi trường ẩm ướt, chỉ trong một thời gian ngắn, dụng cụ bằng sắt sẽ dễ bị han rỉ.
Nếu bị nhiễm độc từ sắt sẽ gây rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon và buồn nôn. Vậy nên bạn cần để dụng cụ bằng sắt luôn khô ráo và tránh cho tiếp xúc với không khí bên ngoài.
Đồ sứ
Nhiều người nghĩ đồ sứ an toàn nhưng thực tế không phải vậy. Trong loại dụng cụ này có chứa một hàm lượng chì nhất định, tùy vào chất lượng của sản phẩm. Vì thế, không nên dùng đồ sứ quá lâu, nên thay mới khi dụng cụ đã cũ.
Một mẹo nhỏ là đồ sứ mới mua về, bạn nên luộc trong nước sôi khoảng 5 – 10 phút để khử bớt các chất độc.
Đồ nhôm
Bạn nên hạn chế đựng thức ăn mặn vì khi nấu nướng sẽ sinh ra muối nhôm, có hại cho sức khỏe. Đặc biệt khi chọn mua nồi, cần chú ý bề mặt của nồi xem có tạp chất lạ không. Nếu bề mặt sần sùi, có lẫn màu lạ có thể nồi đó được làm bằng nhôm phế liệu lẫn nhiều tạp chất nên tránh mua. Thực tế, kể cả khi nguyên chất, nhôm cũng vẫn bị ăn mòn bởi những tác động của môi trường. Nếu thấy bề mặt nhôm bị biến dạng thì nồi nhôm đã bị a-xít và muối ăn mòn gây nguy hại cho sức khỏe.
Chảo chống dính
Dụng cụ này làm bếp được nhiều người ưa dùng và rất phổ biến. Chảo chống dính rất dễ rửa sạch và tiện dụng.
Mặt khác, chất PTFE giúp thực phẩm không thể dính vào chảo lại là một chất độc khi ở nhiệt độ cao. Nếu bạn để nồi quá lâu trên bếp, PTFE sẽ phản ứng nhiệt tỏa ra khói độc gây các biểu hiện như cúm ở người.
Ngoài ra một chất khác có tên a-xít perfluorooctanoic (PFOA) có trong chảo chống dính tạo nên nguy cơ ung thư, bệnh tuyến giáp, vô sinh…
Thớt
Theo như phân tích của các nhà khoa học gần đây, trong thớt có chứa nhiều hơn khoảng 200% vi khuẩn so với bồn cầu.
Đối với thớt nhựa, khi bạn dùng để thái thực phẩm sống sẽ tạo ra các rãnh trên bề mặt. Đây là những nơi trú ngụ lý tưởng cho các vi khuẩn nguy hiểm sinh sống, điển hình như salmonella. Vì vậy, các bà nội trợ dùng thớt gỗ sẽ tốt hơn vì chúng có tính kháng khuẩn tự nhiên. Và để giúp thớt luôn sạch sẽ cần ngâm thớt vào chất tẩy rửa sau mỗi lần sử dụng sẽ đảm bảo vô trùng, do đó ngăn ngừa mọi nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn. Hãy lau khô thớt bằng vải sạch, không xếp các tấm thớt ướt với nhau.
Thép không rỉ (Inox)
Thép không rỉ hay còn gọi là inox là một dạng hợp kim của sắt chứa tối thiểu 10,5% crôm. Với đặc tính bền, ít bị biến màu hay bị ăn mòn, chịu được nhiệt tốt… Bởi những tính chất ưu việt trên, inox được ứng dụng phổ biến trên thực tế và nhất là đồ gia dụng. Những vật dụng trong gia đình bằng inox như: xoong nồi, dao, chậu rửa chén bát, chén, đũa…
Những đồ dùng bằng inox nhái, giả, được chế tạo không đạt tiêu chuẩn về tỷ lệ crom và niken và lẫn tạp chất. Bởi vậy chúng, sẽ dễ phản ứng với các loại thực phẩm có tính chất chua hoặc kiềm, các kim loại sẽ hòa tan vào thức ăn và gây hại cho sức khỏe. Chính vì thế, nên chọn những sản phẩm inox cao cấp có thương hiệu và rõ nguồn gốc.
Xem thêm: Cách chọn sản phẩm inox chính hãng.
Ngoài ra, tuyệt đối không dùng inox để đun thuốc bắc, điều này sẽ tạo ra các chất hóa học, gây độc cho cơ thể người uống.
Tránh dùng các chất tẩy rửa mạnh để rửa đồ inox. Trong quá trình dùng, nếu các loại đồ inox có dấu hiệu han rỉ thì cần bỏ đi ngay.